6:00 - 22:00

Mở cửa 24/7

0909 153 183

Tư vấn & Báo giá

Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy phát điện

5 đánh giá


Máy phát điện ngày càng trở thành thiết bị quan trọng trong đời sống hiện nay. Để đảm bảo sự liên tục của nguồn điện khi có sự cố mất điện xảy ra thì phải chọn máy phát điện chất lượng. Và có một điều không kém phần quan trọng nữa đó là thực hiện việc bảo dưỡng máy phát điện định kỳ để đảm bảo máy phát điện luôn sẵn sàng hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Bất kì bộ máy phát điện nào được dùng làm nguồn điện dự phòng hoặc nguồn điện sơ cấp đều phải bảo dưỡng định kì. Khả năng hư hỏng của máy phát điện sẽ tăng lên nếu hoạt động bảo trì và kiểm tra không được tiến hành. Vì vậy, việc thiết lập kế hoạch bảo dưỡng máy phát điện là rất quan trọng.

Khái niệm bảo trì theo kế hoạch:

Bảo trì theo kế hoạch có thể được định nghĩa là dịch vụ bảo trì, kiểm tra trên 1 bộ máy phát điện theo 1 lịch trình đã được sắp đặt trước. Chương trình nên bao gồm việc kiểm tra tình trạng máy được liệt kê như bên dưới:

·                    Có kế hoạch kiểm tra đều đặn: Tùy vào các yêu cầu và kiến nghị của nhà sản xuất, kế hoạch kiểm tra có thể chia thành hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nưa năm hay 1 năm.

·                    Kiểm tra hoạt động: Kiểm tra được thực hiện trên máy phát điện khi đang vận hành. Các hoạt động quan trọng có thể được theo dõi chính xác trong thời gian hoạt động. Các hoạt động không quan trọng có thể được kiểm tra bằng các ứng dụng.

·                    Layup: Máy phát điện được đặt ở chế độ layup khi không hoạt động. Khái quát cơ bản các bước layup cho máy phát điện.

1số loại máy phát điện được chọn (có thể mang vác, trượt hoặc chống chọi được với thời tiết) sẽ được nêu ra ở đây để cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra cơ bản.

Kiểm tra bằng thị giác

CHÚ Ý:

Không tháo nắp két nước khỏi động cơ khi đang nóng. Đợi cho tới khi nhiệt độ giảm xuống dưới 120°F (50°C) thì mới bắt đầu tháo nắp két nước. Làm mát bằng các loại chất làm mát hoặc hơi nước làm mát có thể gây ra thương tích.

Tất cả các biểu đồ kế hoạch bảo trì cho thấy việc kiểm tra được hoàn tất ở những khoảng thời gian nhất định. Chất làm mát, dầu bôi trơn có thể bị nhiểm bẩn (hình 2). Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng theo các hướng dẫn sau:

·                    Bộ báo hạn chế không khí: Thông báo khi lượng không khí được hút vào lớn hơn lượng cho phép của nhà sản xuất. Màu đỏ có nghĩa là cần thay đổi bộ lọc không khí (cho dù đã được lên lịch hay không). Nhìn chung bộ hiển thị nằm trên bộ lọc không khí, có thể cài đặt lại sau khi thay bộ lọc.

·                    Bộ lọc nhiên liệu ( dầu diesel): Bộ lọc này giúp tách nước ra khỏi nhiên liệu đã bị nhiễm nước. Nước được đưa xuống đáy và có thể thoát ra thông qua van. Điều này có thể cho biết nguồn cung cấp nhiên liệu chính đã bị nhiễm nước.

·                    Dầu nhớt trong chất làm mát: Nhớt nổi lên trên chất làm mát khi mà hệ thống làm lạnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Có thể xuất hiện váng sau khi động cơ vận hành. Nhớt từ động cơ rò rỉ vào hệ thống làm mát có thể làm động cơ xi lanh hoạt động lỗi. Lỗi xảy ra ở những chỗ có áp suất dầu cao hơn áp suất làm mát.

·                    Chất làm mát trong nhớt: Nhớt có màu sữa nằm trên đũa. Chất làm mát rò rỉ lẫn vào trong nhớt bôi trơn có thể làm gây ra lỗi ở động cơ và đầu xi lanh. Lỗi xảy ra ở những chỗ có áp suất chất làm mát cao hơn áp suất dầu.

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel

Tất cả nhà sản xuất máy phát điện đều phát hành lịch bảo trì bảo dưỡng được chia nhỏ thành lịch biểu, quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel chuẩn được thể hiện trong bảng 1:

Bảng 1: Lịch bảo trì

Kiểm tra

Mỗi khi  vận hành

Cả ngày hoặc 8 giờ

Hàng tuần hoặc 50 giờ

Hàng tháng hoặc 100 giờ

6 tháng hoặc 200 giờ

1 năm hoặc 500 giờ

Kiểm tra thông thường

x

x

 

 

 

 

Ngăn làm mát

 

x

 

 

 

 

Nhiệt độ làm mát

 

x

 

 

 

 

Mức nhiên liệu

 

x

 

 

 

 

Hệ thống nạp khí

 

x

 

 

 

 

Bộ lọc không khí

 

 

x

 

 

 

Hệ thống sạc bình (ac quy)

 

 

x

 

 

 

Thoát nước từ nơi ngăn cách

 

 

x

 

 

 

Nơi thoát nước

 

 

 

x

 

 

Kiểm tra acquy

 

 

 

x

 

 

Thay thế thành phần bộ lọc khí

 

 

 

 

x

 

Kiểm tra hệ thống ống làm mát

 

 

 

 

x

 

Kiểm tra điện trở cách điện của máy phát điện (rò rỉ)

 

 

 

 

 

x

Thay nhớt cho máy phát điện

x

 

 

 

 

 

Thay bộ lọc nhiên liệu

x

 

 

 

 

 

Kiểm tra chất làm mát

x

 

 

 

 

 

Chất bôi trơn dầu nhớt và nhiên liệu

x

 

 

 

 

 

Áp lực không khí

x

 

 

 

 

 

Thay thế bộ lọc chất làm mát

x

 

 

 

 

 

Làm sạch thùng chứa

x

 

 

 

 

 

Thay những bộ lọc

x

 

 

 

 

 

Làm sạch hệ thống làm mát

x

 

 

 

 

 

Kiểm tra lưu lượng rò rỉ

 

 

 

 

 

x

 

Những đợt bảo dưỡng máy phát điện 3 pha

Những hệ thống chờ khẩn cấp của máy phát điện 3 pha nên có ít nhất 2 đợt bảo dưỡng trong 1 năm để khi cần sử dụng máy phát điện là sử dụng được ngay mà không gặp bất kì trở ngại nào do sự cố hỏng hóc máy phát điện. Một vài ví dụ đươc liệt kê bên dưới:

  • Kiểm tra bộ tải: Máy phát điện được kiểm tra tải bằng 1 thiết bị bên ngoài.
  • Kiểm tra độ tin cậy: Máy phát điện được đặt dưới tải trong 1 khoảng thời gian có sử dụng các dụng cụ.
  • Phân tích chất lỏng: dầu nhớt bôi trơn, chất làm mát và nguyên liệu
  • Luôn luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà cung cấp khi tiến hành bảo dưỡng máy phát điện 3 pha.

Kiểm tra vận hành:

Kiểm tra các ứng dụng của máy phát điện cần được tiến hành khi máy đang hoạt động. Mỗi ứng dụng yêu cầu có 1 đợt kiểm tra khác nhau. Những kiểm tra cơ bản được cung cấp trong bảng 2:

Bảng 2: Kiểm tra hoạt động

Kiểm tra

 Liên tục 

  4 giờ  

  8 giờ  

Báo động máy phát điện

X

 

 

Báo động động cơ

X

 

 

Nhiệt độ chất làm mát

 

X

 

Mức làm mát

 

X

 

Mức nhiên liệu

 

X

 

Hệ thống làm mát (bộ tản nhiệt/tích điện)

 

X

 

Bộ lọc khí

 

 

X

Hệ thống sạc bình

 

 

X

Thoát nước từ nơi ngăn cách

 

 

X

Rò rỉ chất làm mát

 

 

X

Rò rỉ dầu nhớt bôi trơn

 

 

X

 

Luôn luôn tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất khi tiến hành những bài kiểm tra khi máy đang vận hành, xem xét luôn cả những sửa chữa gần đây và thêm vào danh sách kiểm tra.

Lay up (trạng thái nghỉ):

Khi 1 máy phát điện hoạt động ở chế độ khẩn cấp không được sử dụng trong 1 thời gian sẽ được để ở chế độ layup. Một số bước cơ bản để cài đặt máy phát điện ở chế độ layup:

  • ·                    Ngắt kết nối bình trong máy phát điện.
  • ·                    Xả hệ thống nhiên liệu và thay đổi bộ lọc nhiên liệu.
  • ·                    Xả chất làm mát và thay đổi bộ lọc chất làm mát.
  • ·                    Thay đổi bộ lọc không khí
  • ·                    Đảm bảo cổng nạp đã xả được che đậy cẩn thận.
  • ·                    Ngắt tất cả kết nối của máy phát điện.

Nguyên Thịnh Phát và các hợp đồng bảo trì:

Nguyên Thịnh Phát đã mở rộng thêm nhiều lựa chọn bằng cách cung cấp những hợp đồng bảo trì cho những máy phát điện cỡ lớn hơn mà chúng tôi đã bán ra. Chúng tôi cũng cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng khắp nơi trên toàn quốc trong đó có dịch vụ bảo trì máy phát điện công nghiệp, bảo trì máy phát điện Cummins, bảo trì máy phát điện Mitsubishi... Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ bảo trì máy phát điện của chúng tôi tại đây.

Báo giá bảo dưỡng máy phát điện

Nguyên Thịnh Phát chuyên nhận bảo dưỡng máy phát điện với mức giá ưu đãi và dịch vụ hậu mãi tốt nhất, giảm thiểu tối đa chi phí cho người sử dụng. Để quý khách hàng tiện theo dõi bảng giá bảo dưỡng máy phát điện, Nguyên Thịnh Phát gửi báo giá cho từng mức công suất máy và từng loại máy. Bạn có thể tham khảo bảng giá tại đây.

Nguyên Thịnh Phát tự hào là công ty chuyên bán, cho thuê và cung cấp dịch vụ bảo trì máy phát điện uy tín trên thị trường Việt Nam hiện nay. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dịch vụ bảo trì máy phát điện, hãy liên hệ với các nhân viên thân thiện của chúng tôi để biết thêm chi tiết

Đăng kí nhận khuyến mãi

liên hệ mua máy phát điện nhật cũ

0909 153 183